Tư vấn sức khỏe

Chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe, tư vấn và giải đáp thắc mắc những vấn đề về sức khỏe mà bạn cần biết

Chậm kinh lâu nhất là bao nhiêu ngày?

Chậm kinh lâu nhất là bao nhiêu ngày hay chậm kinh bao nhiêu ngày là bình thường là thắc mắc của không ít bạn nữ, bởi chậm kinh có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa. Đặc biệt là trong trường hợp Chậm kinh nhiều ngày thì đây chính là một dấu hiệu bất thường.

Có thể bạn quan tâm:

Chậm kinh thường kéo dài bao nhiêu ngày

Kinh nguyệt vốn là “tình báo” sức khỏe tốt nhất cho phái nữ. Nữ giới lần đầu tiên có chu kỳ kinh nguyệt, đây là tín hiệu đầu tiên báo hiệu buồng trứng bắt đầu khởi động. Qua đó cho bạn biết được bạn bắt đầu có khả năng sinh sản.

Vào mỗi tháng trứng từ buồng trứng sẽ chín và rụng, nếu trứng không được thụ tinh sẽ bị thoái hóa làm giải phóng hàm lượng lớn estrogen và progesterone kích thích tử cung co bóp làm bong tróc lớp niêm mạc tạo ra máu kinh, đó là sự hình thành của một chu kỳ kinh nguyệt.

f:id:huyenit:20190717180934j:plain

Chậm kinh lâu nhất là bao nhiêu ngày

Mỗi bạn nữ khi đến tuổi dậy thì đều sẽ có khoảng 400.000 trứng ở buồng trứng. Trung bình mỗi tháng đều có 1 trứng rụng, có nhiều trường hợp trứng rụng nhiều cùng một lúc, điển hình là các trường hợp sinh đôi, sinh ba khác trứng.

Như vậy, nếu trứng không được thụ tinh thì mỗi tháng bạn đều sẽ có chu kỳ kinh nguyệt ghé qua

Vòng kinh của một người bình thường trong khoảng từ 28 – 35 ngày. Số ngày hành kinh kéo dài từ 3 – 5 ngày có trường hợp lên đến 7 ngày, theo đó lượng máu mất đi qua mỗi chu kỳ khoảng từ 40 – 60ml. Mọi sai lệch khác với các thông số này đều là những bất thường cần được quan tâm chú ý ngay từ đầu. Như vậy Chậm kinh lâu nhất là bao nhiêu ngày thì sẽ bình thường?

Do chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: tâm lý, chế độ ăn uống, chế độ nghỉ ngơi, bệnh lý phụ khoa, bệnh lý tuyến giáp và tuyến yên, hàm lượng hormon sinh dục nữ,...

Do đó đa phần các bạn nữ thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều nha. Tuy nhiên, để được xem là bình thường khi chu kỳ tháng sau sai lệch không quá nhiều so với chu kỳ tháng trước. Tức số ngày sai lệch có thể sớm hơn hoặc chậm hơn khoảng 5 – 7 ngày thì không đáng lo ngại nhiều.

Nguyên nhân làm cho sự sai lệch này xảy ra chủ yếu là do bạn căng thẳng, suy nghĩ hay lo âu nhiều, hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý, thức khuya lâu ngày, v.v…

Trong trường hợp chậm kinh từ 1 tuần trở lại thì bạn có thể yên tâm vì chưa hẳn xuất phát từ bệnh lý. Tuy nhiên nếu tình trạng chậm kinh nhiều ngày hoặc đến cả tháng cộng thêm lặp lại từ 2 chu kỳ liên tiếp nhau thì bạn nên thăm khám phụ khoa để sớm được chữa trị.

 >>> Bạn muốn hiểu rõ hơn tình trạng chậm kinh lâu nhất bao nhiêu ngày. CLICK vào đây để được tư vấn cụ thể

Nguyên nhân gây chậm kinh

Chu kỳ kinh nguyệt rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên trong và cả bên ngoài cơ thể: như cảm xúc, chế độ ăn uống, bệnh lý, ….

Chậm kinh do yếu tố tâm lý

Tâm lý căng thẳng, lo âu nhiều hay thường xuyên phải chịu áp lực từ việc học tập, công việc và gia đình khiến cho hàm lượng nội tiết tố nữ bị sụt giảm nên gây ra hiện tượng chậm kinh nguyệt.

Yếu tố tâm lý là dễ tác động nhất và thường thấy nhất khi có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, mà điển hình là tình trạng chậm kinh.

Chậm kinh do chế độ ăn uống không hợp lý

Khi chế độ ăn uống không được đảm bảo, bạn thường xuyên ăn thiếu chất, bỏ bữa hoặc sử dụng các chất kích thích,… sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Những người uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá hoặc ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng sẽ bị tình trạng chậm kinh thường xuyên.

Chậm kinh do làm việc quá sức

Khi làm việc quá sức, thường xuyên mang vác nặng hay thức khuya, mất ngủ vì căng thẳng lo lắng, … cũng khiến cho nội tiết tố nữ bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến thời gian trứng chín và rụng bị kéo dài, từ đó sinh ra hiện tượng chậm kinh.

Những yếu tố gây chậm kinh bên trên nếu được cải thiện thì hiện tượng chậm kinh cũng được khắc phục. Song nếu như chế độ sinh hoạt kém mà vẫn không thay đổi, đồng nghĩa với chậm kinh lặp lại nhiều lần với tần xuất liên tục có thể khiến cho buồng trứng và cả tử cung bị tổn thương, lâu ngày sẽ hình thành bệnh lý.

Chậm kinh do bệnh lý phụ khoa

Bệnh lý dẫn đến chậm kinh và chậm kinh kéo dài thường xuyên cũng có thể hình thành bệnh lý. Trong đó, những bệnh lý trực tiếp khiến tình trạng kinh nguyệt bị chậm trễ thường gặp là u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang, di tật buồng tử cung, xơ hóa tử cung, viêm tắc vòi dẫn trứng, dính buồng tử cung.

Đây đều là những bệnh lý có khả năng gây vô sinh cao, thậm chí là đe dọa đến tính mạng nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn.

Chậm kinh do bệnh lý khác

Suy giảm chức năng tuyến yên và suy giảm chức năng tuyến giáp là hai bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt.

Tuyến yên ở vùng dưới đồi não bộ có chức năng điều hòa các hoạt động của cơ thể như điều hòa kinh nguyệt, điều hòa hoạt động ở vỏ thượng thận, tiết hormon tăng trưởng, v.v… nếu tuyến yên gặp vấn đề thì sẽ khiến cho kinh nguyệt bị rối loạn.

Suy giảm chức năng tuyến giáp hoặc phình tuyến giáp sẽ gây hiện tượng Chậm kinh kéo dài.

Chị em nên liên hệ với các bác sĩ khi:

Để tránh kéo dài thời gian chậm kinh, tạo điều kiện cho các bệnh lý nguy hiểm phát triển. Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Kinh Đô khuyến khích chị em nên thăm khám bác sĩ khi:

  • Mất kinh từ 3-6 tháng hay lâu hơn.

  •  Nhức đầu, rụng tóc hay thay đổi về thị lực.

  •  Vú tiết ra sữa hay dịch.

  •  Sau khi phẫu thuật có liên quan đến thai nghén từ 3-6 tháng mà kinh nguyệt không trở lại.

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Kinh Đô về hiện tượng chậm kinh. Khi thấy các dấu hiệu trên bạn nên đi khám và kiểm tra ngay để có hướng điều trị thích hợp.

 >>>CLICK vào đây để được bác sĩ tư vấn trực tiếp